Thời giang gần đây, bọ đậu đen xuất hiện ngày càng nhiều tại các tỉnh miền tây, và các tỉnh Tây nguyên, khiến cuộc sống của các gia đình ở đây bị xáo trộn bởi bộ đậu đên. Nhiều người dân đã tìm mọi cách để ngăn chặn nó, Điều khó chịu là ở vùng xa chưa có thuốc diệt bọ đậu đen hiệu quả, việc diệt trừ chúng rất khó khăn.
Bọ đậu đen đi đâu cũng bắt gặp, chúng dày đặc chui rúc khắp nơi trong nhà, ngoài trời, với số lượng nhiều chúng bốc lên mùi cay nồng rất khó chịu, Mặc dù các gia đình đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt, ngăn cảng nhưng đều không mang lại hiệu quả, bọ đậu đen có con số gia tăng chóng mặt.
Nhiều người thang rằng nếu tiếp diễm như thế này thì không sao chịu nối, chúng tôi sống ở đây dã rất lâu nhưng chưa bao giờ bọ đậu đen xuất hiện nhiều đến như vậy, năm nào đến mùa này cũng đều có bọ đậu đen xuất hiện nhưng rất ít, vài hôm rồi tự nó biến mất lúc nào không biết, xố lượng nhiều sống lâu ngày tạo ra mùi hôi rất khó chịu, Bọ đậu đen làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Bọ Đậu Đen Là Con Gì?
Người người nghe tên nhưng chưa hề hình dung nó như thế nào? Theo nhà xuất bản tạp chí khoa học Hindawi, bọ đậu đen hay mọt đậu đen là một loài côn trùng cánh cứng, tên khoa học là Mesomorphus villiger, thuộc Bộ Coleoptera, Họ Tenebrionidae.
Gọi là bọ đậu đen vì loài bọ này có hình dáng giống như hạt đậu đen. Chúng sống trong đất, nơi có nhiều xác bã thực vật hoai mục. Bọ đậu đen thường xuất hiện vào đầu mùa mưa khi độ ẩm trong không khí cao, nhất là từ tháng Tư đến tháng Sáu hằng năm. Bọ đậu đen sống trong đất ở những nơi có vườn cao su, rừng, vườn cây ăn trái nhưng không gây hại cho thực vật. Chúng có tính hướng quang nên thường bay vào nhà với mật độ cao, lại có mùi hôi nên gây khó chịu cho con người. Mùi hôi của chúng như mùi hôi nồng của con bọ xít.
Tuy không gây tác hại cho cây trồng nhưng chúng lại gây trở ngại cho sinh hoạt của con người và vật nuôi, vì bọ đậu đen gây cảm giác rất khó chịu, làm hoang mang, lo sợ cho mọi người. Bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị dẫm lên sẽ tiết dịch, chất dịch này có thể làm phần da tiếp xúc bị phỏng rộp. Nhiều em nhỏ bị bọ đậu đen chui vào tai, vào mũi và nằm chết luôn trong đó. Khi bay vào nhà chúng bám khắp nơi, từ trần, tường nhà đến chân tủ gỗ, giường, chiếu và các vật dụng khác trong gia đình. Con bọ xịt ra mùi hăng hắc rất khó chịu và sẽ để mùi lưu lại, năm sau cứ theo vết mà đến.
Theo Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai thì loài bọ này thường xuất hiện ở một số tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Vào đầu mùa mưa và nhất là những đêm trăng sáng là thời điểm sinh sản của bọ đậu đen, vào chiều tối, khi ánh điện của các gia đình bật sáng là chúng bay vào nhà. Thời kì này, chúng bay tứ tán vào nhà dân và mang theo chất dịch hăng hắc để thu hút đồng loại và lưu mùi lại.
Bọ đậu đen thường trú ngụ ở những nơi như nhà lá, khu đất ẩm thấp, thời gian chúng lưu trú kéo dài khoảng 5 tháng trong một năm. Vì thế, nhà nào đã "dính" thì coi như xong, dù có… đốt nhà thì vật dụng trong nhà vẫn còn mùi của bọ đậu đen, nên khi dựng nhà mới hoặc chuyển nhà đi nơi khác thì năm sau chúng vẫn theo mùi mà tìm đến.
Phòng Trừ Bọ Đậu Đen Bằng Cách Nào?
Người dân ở Đồng Nai , BÌnh Phước cho biết, họ đã dùng rất nhiều biện pháp để tiêu diệt bọ đậu đen nhưng không mấy kết quả. Thậm chí, có hộ còn mang cả thuốc diệt côn trùng cho cây cối (thuốc trừ sâu, rầy) để phun xịt vào nhà, bọ chưa thấy chết nhưng người dân thì đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh do thường xuyên hít phải các hoá chất độc hại dùng để diệt bọ. Tuy nhiên.
Từ lâu, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Sở Khoa học tỉnh Bình Dương tìm ra biện pháp khắc phục dịch bọ đậu đen. Đề tài khoa học xác định hệ phân loại sinh thái học của bọ đậu đen và tìm ra thuốc diệt bọ không độc với người do PGS-TS Hồ Sơn Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu làm chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công, tạo ra được hai loại thuốc diệt bọ đậu đen từ các hoạt chất tự nhiên không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người là Permecide 50 EC và Fendona 10 SC.
PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết, loại thuốc này có hàm lượng tinh dầu chiếm từ 10-40% và 1% chất hoạt tính sinh học. Sau nhiều tháng, PGS-TS Lâm và các cộng sự tại đây đã nghiên cứu được 6 mẫu thuốc. Qua thử nghiệm, có ba trong số 6 mẫu trên cho kết quả tốt nhất, tức tiêu diệt bọ đậu đen đến 85% sau 1 giờ phun. Giá thành sản xuất khoảng 6.000 đồng/100ml và có thể pha với 5 - 6 lít nước khi sử dụng.
Hai loại thuốc diệt bọ đậu đen của Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
Đặc điểm của loại thuốc này là làm tê liệt hệ thần kinh của bọ đậu đen. Đặc biệt, nhờ được bổ sung các hệ oxyt kim loại có cấu trúc nano như bạc, titan, đồng vào thuốc nên thuốc còn có tác dụng tẩy mùi. Nhờ vậy, những lần sau, bọ đậu đen không tìm thấy mùi để đến. Ngoài ra, bọ đậu đen còn dễ bị hấp dẫn bởi mùi thuốc do thành phần thuốc có chất dẫn dụ là tinh dầu.
"Sau khi phun thuốc có gốc sinh học này, gia đình vẫn sinh hoạt bình thường. Bọ đậu đen đến nay không còn trở lại nữa", ông Nguyễn Văn Cải, xã Long Nguyên, huyện Phú Giáo, Bình Dương, cho biết. Kết quả thử nghiệm độc tính của thuốc trên chuột do bộ môn dược lý lâm sàng, ĐH Y Dược TP HCM thực hiện, cũng cho thấy thuốc không gây độc cho người.
Ngoài ra, TS Đinh Văn Đức, nguyên phụ trách Phòng Quản lý sinh vật hại, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân nên thắp đèn ngoài sân để dẫn dụ bọ đầu đen đến rồi quét lại, sau đó chôn sâu kèm theo vôi bột hay các chất diệt côn trùng khác.